Phân Loại Nhíp Nối Mi Cho Kỹ Thuật Viên

Trong quá trình nối mi thì KTV cần đến không chỉ một mà là nhiều loại nhíp. Trong bài viết này hãy cùng Miss Tram Academy tìm hiểu về các loại nhíp nối mi.

Có bao nhiêu loại nhíp cần thiết trong nối mi?

1. Nhíp cho từng loại nối mi

 

Hiện nay, có nhiều công nghệ nối mi tiên tiến, hiện đại được ra đời giúp đáp ứng được tối đa những nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên, 2 phương pháp nối mi phổ biến hiện nay vẫn là nối mi volume và nối mi classic. Với mỗi phương pháp bắt buộc bạn nên có một cây nhíp chuyên dùng riêng, nhằm giúp quá trình nối mi được nhanh chóng, đồng thời cho ra hàng mi đẹp, tự nhiên nhất.

  • Phương pháp nối mi volume

Kỹ Thuật Viên Nối Mi Cần Bao Nhiêu Loại Nhíp Mới Đủ 3

Nối mi volume là phương pháp nối nhiều sợi mi giả trên cùng một sợi mi thật. Đó có thể là 3 sợi, 5 sợi mi giả,… Với phương pháp này, sợi mi giả phải có độ mỏng, độ nhẹ tuyệt đối, để tránh gây cảm giác nặng mắt cho khách hàng. 

Và bởi vì đặc điểm đó cho nên nhíp chuyên dùng cho phương pháp này có hình dáng đầu mũi là hình chữ L, 2 má nhíp phải thật khít đều với nhau nhằm giúp trong một lần có thể lấy được nhiều sợi mi giả nhất. Nếu bạn là người đã có tay nghề vững vàng, bạn có thể lựa nhíp với 2 má nhám bên trong nhằm tăng độ bám giữa nhíp và mi.

Còn nếu bạn là người đang theo học hay vừa đi làm, tay nghề chưa vững, bạn nên chọn loại nhíp với 2 má trong nhẵn hơn, bởi vì lúc này lực tay cầm nhíp chưa đều, việc bạn sử dụng nhíp với má nhám có thể gây hỏng mũi nhíp, từ đó thời gian sử dụng nhíp không dài, sẽ rất lãng phí.

  • Phương pháp nối mi classic

Kỹ Thuật Viên Nối Mi Cần Bao Nhiêu Loại Nhíp Mới Đủ 4

Đây là phương pháp nối từng sợi lông mi giả vào từng sợi mi thật, hay còn gọi là phương pháp nối mi one by one. Phương pháp này sẽ phù hợp với những khách hàng yêu thích vẻ ngoài tự nhiên, nhẹ nhàng theo phong cách trang điểm Hàn Quốc, Nhật Bản.

Loại nhíp phù hợp với phương pháp nối mi classic có hình dáng đầu mũi nhọn. Với kết cấu này sẽ giúp bạn dễ dàng gắp từng sợi cũng như nối mi giả được chính xác, nhanh chóng hơn. Mặc dù yêu cầu của cây nhíp nối mi classic không quá khắt khe như với nhíp dùng cho việc nối mi volume, thế nhưng, vẫn đảm bảo nhíp mang đến cảm giác cầm nắm chắc tay và nhẹ nhàng. Bạn có thể lựa chọn nhíp nối mi classic đầu mũi uốn cong hay thẳng tùy kỹ thuật tay nghề của bạn.

2. Nhíp tách mi

 

nhíp nối mi kỹ thuật viên cần phải có

Mặc dù nhíp tách mi không có một yêu cầu cụ thể về hình dáng. Thế nhưng, nó vẫn có những yêu cầu cơ bản như cần đảm bảo độ đàn hồi tốt, lực nắm chắc tay, đầu mũi nhọn nhằm giúp thao tác tách mi được nhanh chóng và cuối cùng chính là cây nhíp phải có chất liệu tốt, không gỉ sét.

Trên thị trường hiện nay có khá nhiều loại nhíp tách mi với hình dáng khác nhau, bạn nên lựa chọn cho mình một loại nhíp phù hợp với tay nghề của mình để giúp quá trình thực hiện được nhanh chóng nhé.

3. Nhíp tháo mi

 

nhíp nối mi kỹ thuật viên cần phải có

Việc tháo mi không đòi hỏi bạn phải nắm vững nhiều kỹ thuật. Tuy nhiên, bạn cũng nên dành riêng cho mình một cây nhíp tháo mi phù hợp. Tránh sử dụng chung với các loại nhíp nối mi. Bởi vì khi tháo mi, nhíp sẽ phải tiếp xúc với các hoạt chất hòa tan keo và các chất này sẽ khiến cây nhíp của bạn bị ảnh hưởng. Trong khi đó, nhíp nối mi đòi hỏi độ chính xác rất cao. Bạn có muốn phải thường xuyên thay nhíp chỉ vì sử dụng chung cây nhíp cho cả nối lẫn tháo mi không nhỉ?

Trên đây là những loại nhíp cơ bản mà một người kỹ thuật viên nối mi cần có. Tùy thuộc vào phương pháp nối mi chủ yếu mà bạn thực hiện để trang bị nhíp được phù hợp nhất. Tuy nhiên, bạn cần lựa chọn kỹ lưỡng để đảm bảo cây nhíp đó có thể đồng hành cùng bạn trong quá trình làm việc được lâu nhất. Hy vọng bài chia sẻ này sẽ thực sự bổ ích đến bạn nhé.

Xem thêm: Kỹ Thuật Viên Nối Mi Cần Bao Nhiêu Loại Nhíp Mới Đủ

 

Thông tin liên hệ Miss Tram Academy:

Hotline: 1900 7018

Websitemisstram.edu.vn